Nghiên cứu bào chế curcumin dạng phytosome và dạng PEG hóa

Curcumin có nhiều tác dụng dược lý quan trọng nhưng chưa được ứng dụng nhiều trên lâm sàng do sinh khả dụng thấp. Phytosome curcumin và PEG - CUR được nghiên cứu để tăng sinh khả dụng của curcumin.

Hình 1. Cấu trúc cắt ngang thể phytosome curcumin

Phytosome curcumin được bào chế bằng phản ứng giữa curcumin và phosphatidylcholine. PEG-CUR được bào chế bằng phản ứng giữa curcumin và PEG. Phytosome curcumin và PEG-CUR được đánh giá hình thành liên kết thông qua kết quả phổ 1 H NMR, FTIR and DSC. Một số đặc điểm hóa lý như thế zeta, độ phân bố kích thước, độ hòa tan và hàm lượng curcumin cũng được nghiên cứu. Hàm lượng curcumin trong phytosome curcumin đạt được là 25,71 ± 0,46% và trong PEG-CUR là 13.26 ± 1.25 %. Phytosome curcumin có kích thước nano là 131,8 nm và thế zeta là - 48,4 mV, trong khi đó PEG-CUR có kích thước tiểu phân là 96,3 nm và thế zeta là -44.5 mV. Phytosome curcumin và PEG-CUR có độ hòa tan cao hơn so với curcumin tự do trong một số môi trường khác nhau. Thí nghiệm in vivo cho thấy phytosome curcumin có tác dụng bảo vệ gan tốt hơn so với curcumin tự do. Phytosome curcumin làm giảm ezym gan, giảm lượng peroxy hóa lipid và tăng hoạt tính của enzym chống oxy hóa SOD, CAT, GPx tốt hơn so với curcumin trên gan chuột bị gây tổn thương do paracetamol liều cao. Ngoài ra, nhóm tác giả còn cho thấy PEG-CUR có tác dụng độc tính trên hai dòng tế bào ung thư HepG2 and HCT116 cao hơn nhiều so với curcumin tự do.

Phùng Chất sưu tầm.

(Nguồn : B.T. Tùng, N.T. Hải  và P.K. Sơn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 29-41)