Tác dụng chống oxi hóa và chống viêm của curcumin đối với sức khỏe con người

Curcuma longa, theo truyền thống đã được sử dụng ở các nước châu Á như một loại dược liệu, do nó có thuôc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và chống ung thư.

Curcumin (1,7-bis (4-hydroxy-3-metoxyphenyl)-1,6-heptadiene-3,5-dione), còn được gọi là diferuloylmethane, là polyphenol tự nhiên chính được tìm thấy trong thân rễ của Curcuma longa (nghệ) và những loài khác thuộc chi này Curcuma spp. Curcumin đã được chứng minh là chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có lợi cho tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, đau, ngoài ra, nó có đã được chứng minh là có lợi cho thận. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Curcumin là sinh khả dụng kém, chủ yếu là do hấp thu kém, chuyển hóa và đào thải nhanh. Sự kết hợp của piperine (thành phần chính của hạt tiêu đen) và curcumin đã làm tăng sinh khả dụng của curcumin lên 20 lần. Curcumin đang được công nhận và sử dụng trên toàn thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều tiềm năng lợi ích sức khỏe. Curcuminoids đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là “Generally Recognized As Safe”(GRAS). Khả năng dung nạp tốt và an toàn đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng, ngay cả tại liều từ 4000 đến 8000 mg/ngày và liều lên đến 12000 mg/ngày với nồng độ 95% của ba curcuminoid: curcumin, bisdemethoxycurcumin, và demethoxycurcumin.

1. Chống oxi hóa

Curcumin đã được chứng minh là cải thiện các dấu hiệu toàn thân của stress oxy hóa. Có bằng chứng rằng nó có thể làm tăng hoạt động huyết thanh của các chất chống oxy hóa như superoxide dismutase (SOD). Một đánh giá gần đây và phân tích tổng hợp dữ liệu kiểm soát ngẫu nhiên liên quan đến hiệu quả của bổ sung curcuminoids tinh khiết trên các thông số stress oxy hóa - chỉ ra ảnh hưởng của việc bổ sung curcuminoids trên tất cả các thông số được khảo sát của stress oxy hóa bao gồm hoạt động huyết tương của SOD và catalase, cũng như nồng độ glutathione peroxidase trong huyết thanh (GSH) và lipid peroxit. Tác dụng của curcumin đối với các gốc tự do được thực hiện bởi một số các cơ chế, nó có thể quét các dạng gốc tự do khác nhau, chẳng hạn như gôc chứa oxy và nitơ (ROS và RNS), nó có thể điều chỉnh hoạt động của GSH, catalase và SOD, các enzym hoạt động trong việc trung hòa các gốc tự do. Ngoài ra, nó có thể ức chế các enzym tạo ROS chẳng hạn như lipoxygenase / cyclooxygenase và xanthine hydrogenase / oxidase. Ngoài ra, curcumin là một hợp chất kị nước, làm cho nó trở thành một chất thu gom hiệu quả các gốc peroxyl, do đó, giống như vitamin E, curcumin cũng được coi là chất chống oxy hóa phá vỡ chuỗi.

2. Chống viêm

Stress oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, và các quá trình bệnh lý của nó liên quan chặt chẽ đến những chứng viêm. Trong thực tế, các tế bào viêm giải phóng một số phản ứng tại vị trí viêm dẫn đến stress oxy hóa, điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa stress oxy hóa và viêm. Ngoài ra, một số gốc của oxy/nitơ  có thể bắt đầu một dòng tín hiệu nội bào giúp tăng cường biểu hiện gen tiền viêm. Tình trạng viêm đã được xác định trong quá trình phát triển của nhiều bệnh mãn tính. Những bệnh này bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, động kinh, chấn thương não, bệnh tim mạch, chuyển hóa hội chứng, ung thư, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm đại tràng, viêm khớp, thiếu máu cục bộ ở thận, bệnh vẩy nến, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, mệt mỏi và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS. Trong hoại tử khối u thì yếu tố α (TNF-α) là chất trung gian chính gây viêm trong hầu hết các bệnh, và tác động này được điều chỉnh bởi sự hoạt hóa của một yếu tố phiên mã NF-κB. NF-κB cũng được kích hoạt bởi hầu hết các cytokine gây viêm, vi khuẩn gram âm, vi rút; chất ô nhiễm môi trường, căng thẳng, đường huyết cao, axit béo, tia cực tím, khói thuốc lá, và các yếu tố gây bệnh khác. Vì thế, các tác nhân điều hòa giảm các sản phẩm gen điều hòa NF-κB có tiềm năng hiệu quả chống lại một số bệnh này. Curcumin đã được chứng minh là ngăn chặn sự kích hoạt NF-κB. Ngoài ra, curcumin có khả năng ngăn chặn triệu chứng viêm với nhiều cơ chế khác nhau, do đó nó được xem là một chất chống viêm tiềm năng.

3. Viêm khớp

Một trong những bệnh liên quan đến viêm, cả mãn tính và cấp tính, là viêm xương khớp, tình trạng khớp mãn tính. Nó ảnh hưởng đến hơn 250 triệu người trên toàn thế giới, dẫn đến việc tăng cường chăm sóc sức khỏe chi phí, suy giảm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, và cuối cùng là giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, các điều trị liên quan đến bệnh viêm khớp chỉ là điều trị hỗ trợ, nhưng các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ. Do đó, ngày càng có nhiều quan tâm đến các phương pháp điều trị thay thế bao gồm cả thực phẩm chức năng và các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống viêm khớp của curcumin ở người bị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. Curcumin cũng có thể là một chất thay thế cho NSAIDS cho các bệnh nhân viêm khớp tìm cách điều trị nhưng gặp tác dụng phụ lớn. Việc sử dụng chất chiết xuất từ nghệ trong vòng 8-12 tuần (thường là 1000 mg curcumin/ngày) có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp (chủ yếu các triệu chứng liên quan đến đau và viêm), các cãi thiện triệu chứng viêm khớp tương tự như khi sử dụng ibuprofen và natri diclofenac. Do đó, chất chiết xuất từ nghệ và chất curcumin có thể được khuyến nghị cho giảm các triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp.

Curcumin đã nhận được sự chú ý trên toàn thế giới vì nhiều lợi ích sức khỏe của nó, dường như hoạt động chủ yếu thông qua cơ chế chống oxy hóa và chống viêm. Những lợi ích này đạt được tốt nhất khi curcumin được kết hợp với các tác nhân như piperine, làm tăng sinh khả dụng tăng lên đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin có thể giúp kiểm soát các tình trạng oxy hóa và viêm, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, lo âu và tăng lipid máu. Curcumin cũng có thể giúp ích trong việc điều chỉnh viêm do tập thể dục và đau nhức cơ, do đó tăng cường phục hồi ở những người vận động mạnh. Ngoài ra, một liều lượng tương đối thấp đối với cơ thể có thể mang lại lợi ích sức khỏe ở người bình thường.

Lược dịch

ThS. Lê Trọng Nhân

Nguồn: Curcumin: A Review of Its’ Effects on Human Health. Foods 2017, 6, 92; doi:10.3390/foods6100092