Saffron - Dược liệu hứa hẹn điều trị triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Saffron là sợi nhụy khô của cây Crocus sativus (tiếng Việt gọi là cây nghệ tây).

Khái niệm Saffron

Saffron là sợi nhụy khô của cây Crocus sativus (tiếng Việt gọi là cây nghệ tây). Đây là một loại cây lâu năm có củ, thuộc họ Iridaceae, có chiều cao khoảng 15-20cm và hoa màu tím, chỉ nở từ tháng Mười đến tháng Mười Một. Mỗi bông hoa chỉ có 3 nhụy, chính là phần chứa phần tinh túy nhất của cây. Nhụy hoa nghệ tây có mùi thơm và hương vị rất khác so với các loại gia vị khác, rất khó để miêu tả bằng lời một cách chính xác. Các sợi nhụy có mùi của cỏ khô, mùi thơm và hương vị của đất ngọt khi nêm nếm vào thức ăn. 

2019.11.01.Nguyen Khanh Thuy Linh

Lịch sử về Saffron

Có rất nhiều truyền thuyết và những câu chuyện lịch sử có thật gắn liền với saffron. Như vậy, có thể thấy saffron không chỉ đơn thuần là một loại thảo dược mà chúng còn mang trong mình sứ mệnh lịch sử, nét đặc trưng văn hóa.

Loại gia vị đắt đỏ này có nguồn gốc từ các nước Tây Nam Á như Hy Lạp, sau đó được trồng nhiều ở Iran, Ấn Độ và Tây Ban Nha. Hiện chúng được nhân rộng ra và trồng ở nhiều vùng trên khắp thế giới ở nhiều quốc gia như Ý, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ…

Saffron chỉ thực sự được biết đến rộng rãi nhờ vào việc chúng được ứng dụng trong chế biến thực phẩm bởi các nước phương Tây. Những món bánh được làm tại Đức có hương vị hấp dẫn, màu sắc tươi ngon và khó tìm trong những loại bánh khác chính là nhờ vào saffron. Sau đó chúng được săn lùng và được biết đến rộng rãi trong thế giới hiện đại.

Một số công dụng của saffron

Trong thành phần của saffron có rất nhiều vi chất tác dụng có lợi cho sức khoẻ. Một số công dụng của saffron bao gồm:

  • Thành phần Keampferol bảo vệ cơ tim trước nguy cơ bị thiếu oxy. Nó giúp cải thiện chức năng của tim, giảm tỷ lệ đau tim. Hoạt chất crocin làm giảm cholesterol và giảm tỷ lệ bệnh mạch vành.
  • Cải thiện chức năng của não bộ nhờ các phosphorylate. Các hoạt chất này giúp tăng hiệu suất neuron, tự hồi phục các tổn thương và cân bằng môi trường nội sinh. Hỗ trợ sự tái tạo và phát triển của các neuron. Tăng sinh số lượng và thành phần mạch máu. Có tác dụng hỗ trợ điều trị với bệnh vẩy nến không kèm tổn thương.
  • Các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân chứng minh công dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron đã chỉ ra. Saffron có tác dụng tích cực cải thiện các triệu chứng bệnh Alzheimer, trầm cảm, tâm thần phân liệt. Nó cải thiện chức năng sinh lý với bệnh nhân bị rối loạn cương dương, giảm cân và giảm cảm giác thèm ăn cho người thừa cân. Trên bệnh nhân ung thư, saffron có tác dụng ức chế tế bào chọn lọc.
  • Trong thời kỳ chuyển dạ, công dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron khá tốt. Nó giúp giảm lo âu, giảm mệt mỏi, giảm cường độ đau khi chuyển dạ.
  • Ngoài ra còn có một số tác dụng khác được thử nghiệm trên động vật còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, với tác dụng tích cực, công dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron hứa hẹn sẽ phát triển ứng dụng phong phú.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder: ADHD) [2]

  • Rối loạn tăng động thiếu chú ý là một nhóm các triệu chứng hành vi bao gồm không tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng.
  • Các triệu chứng của ADHD thường được chú ý khi còn nhỏ và đáng chú ý hơn khi thay đổi môi trường của trẻ như khi trẻ bắt đầu đi học. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi trẻ em từ 6-12 tuổi.
  • Các triệu chứng của ADHD thường cải thiện theo tuổi tác. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người lớn mắc bệnh từ khi nhỏ nhưng lớn lên vẫn chưa cải thiện tình hình.
  • Những người bị ADHD có thể gặp một vài vấn đề như rối loạn giấc ngủ và lo lắng.
  • Nguyên nhân của bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên đã được chứng minh là có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Phương pháp điều trị ADHD: giáo dục, tư vấn và hỗ trợ từ nhà trường đến gia đình, kết hợp với dùng thuốc.

Saffron - giúp cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng saffron để điều trị một loạt các vấn đề sức khoẻ tâm thần như tâm trạng chán nản, bệnh Alzheimer và lo lắng [1], [4], [5], [6] . Mặc dù cơ chế hoạt động của saffron chưa được chứng minh cụ thể nhưng có thể liên quan đến dopamine và norepinephrine hay GABA - chất ức chế dẫn truyền thần kinh của não.

Trên tạp chí Journal of child and adolescent Psychopharmacology (Tâm lý học trẻ em và vị thành niên) công bố vào tháng 4 năm 2019, ngoài lợi ích cải thiện tâm trạng, saffron còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) [3]. Trong nghiên cứu này, 54 trẻ em và các thanh thiếu niên từ 6-17 tuổi được chẩn đoán mắc ADHD được chia thành 2 nhóm: nhóm cho uống 20-30mg viên nang nghệ tây (tuỳ trọng lượng) và nhóm uống thuốc đặc trị là 6 methylphenidate 20-30mg/ngày (tuỳ trọng lượng). Sau thời gian điều trị cho thấy, cả hai nhóm đều có sự cải thiện tương đương và đáng kể. Cả hai phương pháp điều trị đều dung nạp tốt.

Saffron được sử dụng hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp methylphenidate, gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ hay đau đầu.

Nguyễn Khánh Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

  1. Akhondzadeh S., Shafiee sabet M., Harirchian MH, Togha M, Cheraghmakani H., Razeghi S, Hejazi SS, Yousefi MH, Alimardani R, Jamshidi A, Rezazadeh S-A, Yousefi A, Zare F, Moradi A, Vossoughi A (2009), A 22-week, multicenter, randomized, double-blind controlled trial of Crocus sativus in the treatment of mild-to-moderate Alzheimer’s disease, Psychopharmacology, 207, 637-643.
  2. American Psychiatric Association: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition. Arlington, VA., American Psychiatric Association, 2013.
  3. Baziar S., Aqamolaei A., Khadem E., Mortazavi S., Naderi S. (2019), Crocus sativus L., Versus methylphenidate in treatment of children with attention-deficit/hyperactivity disorder: a randomized, double-blind pilot study, J Child Adolesc Psychopharmacol, 29(3), 205-212.
  4. Pitsikas N, Boultadakis A, Georgiadou G, Tarantilis PA, Sakellaridis N (2008), Effects of the active constituents of Crocus sativus L., crocins, in an animal model of anxiety, Phytomedicine, 15, 1135-1139.
  5. Pitsikas N, Sakellaridis N (2006), Crocus sativus L. extracts antagonize memory impairments in different behavioural tasks in the rat, Behav Brain Res, 173, 112-115.
  6. Wang Y, Han T, Zhu Y, Zheng CJ, Ming QL, Rahman K, Qin LP (2010), Antidepressant properties of bioactive fractions from the extract of Crocus sativus L., J Nat Med, 64, 24-30