Trong toàn bộ nhóm ngành sức khỏe thì Dược phẩm là một trong những mặt hàng được sử dụng để chữa bệnh, nâng cao chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng, thị trường Dược phẩm của nước ta trong những năm gần đây là 'mảnh đất mày mỡ' thu hút rất nhiều nhà đầu đầu tư.
Tiềm năng phát triển của ngành Dược trong tương lai
Thống kê của Business Monitor International (BMI) trong báo cáo Chăm sóc sức khỏe, ngành Dược Việt Nam cho thấy, thị trường dược phẩm đạt doanh số 4,7 tỉ đô la Mỹ năm 2016, tăng trưởng 13% so với năm trước đó. Theo đó BMI dự đoán quy mô thị trường sẽ tăng lên mức 7,2 tỷ đô la Mỹ năm 2020 và tiếp tục giữ mức tăng trưởng ít nhất 10% trong 5-10 năm tới. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang là 33 USD/người/năm. Dự báo tới năm 2021, con số này sẽ lên tới 55 USD/người/năm.
Từ năm 2017 Việt Nam bắt đầu bước qua giai đoạn “hậu dân số vàng”. Tốc độ tăng trưởng trên đạt được là nhờ dân số tăng trưởng nhanh cùng với thu nhập bình quân cải thiện, sự quan tâm chăm sóc sức khỏe tăng lên. Đến năm 2050, dự đoán có tới 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, số năm bệnh tật và số loại bệnh trung bình mắc phải của người già đang gia tăng nhanh chóng, nhu cầu dược phẩm trong các năm tới luôn tăng. Con số này khiến cho ngành Dược Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tăng trưởng, đây chính là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cũng vì lẽ đó sự thiếu hụt nhân lực Dược sĩ đang xảy ra vô cùng đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện địa phương, dẫn đến tình trạng tự ý dùng thuốc, dùng thuốc không đúng công dụng, dùng thuốc theo thói quen thường xuyên diễn ra. Nhằm khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế phối hợp với chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi số lượng Dược sĩ trong khoảng 10 năm tới, đạt 2.5/10.000 dân, đồng thời hơn 50% các bệnh viện phải có bộ phận dược lâm sàng chuyên biệt để kịp thời đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe xã hội.
Nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển của ngành Dược trong tương lai, nhiều tập đoàn lớn như VinGroup, Thế giới di động hay tập đoàn Nguyễn Kim đã bắt đầu có động thái "thâu tóm" thị trường Dược phẩm, bằng chứng là nhiều tập đoàn đã và đang chuẩn bị mở rộng chuỗi cửa hàng Dược phẩm từ Bắc vào Nam. Chính điều này cũng mở ra cơ hội mới cho các bạn sinh viên, uớc tính đến năm 2025 nước ta sẽ cần khoảng 18.000 dược sĩ làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, các công ty dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… trở thành Dược sĩ cũng chính là ước mơ của nhiều bạn trẻ.