Tạp chí Open Access – thu hút các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên.

Các tạp chí xuất bản Open Access mà không thu phí xử lý bài viết thu hút đến những đối tượng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến bao gồm Gold OA, Green OA, Hybrid OA, Bronze OA, Diamond/Platinum OA và nhiều dạng khác.

Nguồn ảnh: The Long-Term Effects of Open and Transparent Publications and Information in the Frames of Open Access, Open Research, and Open Science - Open and Universal Science (OPUS) Project

Các tạp chí xuất bản Open Access mà không thu phí xử lý bài viết của các tác giả trở nên thu hút đến những đối tượng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Có một số dạng Open Acces phổ biến, bao gồm Gold OA, Green OA, Hybrid OA, Bronze OA, Diamond/Platinum OA và nhiều dạng khác.

+ Trong mô hình Gold OA, các bài báo được cấp phép chia sẻ và sử dụng thông qua giấy phép Creative Commons hoặc tương đương, và thường có phí xử lý bài báo (APC) mà tác giả phải trả. Phí xuất bản có thể dao động từ vài trăm đến vài ngàn đô la tùy thuộc vào chính sách của tạp chí.

+ Green Open Access Self-Archiving là khi các tác giả tự lưu trữ công trình của họ để miễn phí truy cập tại một cơ sở lưu trữ mạng nào đó. Gần đây, một số tạp chí khoa học, ví dụ như của Springer, cho phép các tác giả mua lại quyền sử dụng các công trình của họ với giá khoảng 2.000 euro cho mỗi công trình, tạo điều kiện cho công trình của họ được truy cập miễn phí.

+ Các tạp chí Hybrid OA chứa cả bài báo truy cập mở và đóng. Nhà xuất bản theo mô hình này thường được tài trợ một phần từ phí đăng ký và chỉ cung cấp truy cập mở cho những bài báo mà các tác giả (hoặc nhà tài trợ nghiên cứu) trả phí xuất bản.

+ Các bài báo dạng Bronze OA được đọc miễn phí trên website của nhà xuất bản nhưng không có giấy phép rõ ràng. Những bài viết này thường không cho phép sao chép nội dung từ website.

+ Các tạp chí Open Access mà không thu phí xử lý bài báo được gọi là Open Acces kim cương (hoặc bạch kim) Diamond/Platinum OA. Các tạp chí này thường nhận nguồn tài trợ từ các tổ chức như trường Đại học, tổ chức học thuật, trợ cấp chính phủ hoặc quảng cáo. Tuy nhiên, hiện nay các tạp chí dạng này có hạn chế do phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.

Did you know that open access comes in different flavours? | Singapore  Management University (SMU)

Nguồn ảnh: https://library.smu.edu.sg/topics-insights/did-you-know-open-access-comes-different-flavours

Trong lĩnh vực xuất bản, khái niệm truy cập mở (Open Access, OA) từ khi được đề xuất trong Sáng kiến Budapest năm 2002, cho tới nay đã trở nên ngày càng phổ biến và đem lại đóng góp thiết thực cho cộng đồng khoa học trên Thế giới. Theo Publishingstate.com, hiện có khoảng hơn 17000 Tạp chí truy cập mở được lập chỉ mục bởi Directory of Access Journals với tốc độ tăng khoảng 25-30% hàng năm. Các Tạp chí truy cập mở được hiểu là một nền tảng trực tuyến đáng tin cậy và cung cấp quyền truy cập, tải xuống, đọc và phân phối không hạn chế các công trình khoa học đăng trên các tạp chí này mà không tính phí đăng ký. Mọi người thường coi các tạp chí truy cập mở là “tạp chí miễn phí” vì người dùng không phải trả tiền để đọc hoặc sử dụng nội dung. Nó đúng ở một khía cạnh nào đó, nhưng về mặt kỹ thuật, hầu hết các tạp chí truy cập mở đều sử dụng giấy phép Creative Commons, là giấy phép công khai cho phép sử dụng nội dung và áp đặt các hạn chế nhất định, nếu có. Những hạn chế có thể bao gồm tác quyền, sửa đổi và phi thương mại hóa. Thông qua truy cập mở, giá trị của các công trình được phổ biến nhanh hơn, các tri thức khoa học mới được cập nhật dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu đăng trên tạp chí truy cập mở về cơ bản vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc của xuất bản khoa học và phải trải qua quy trình bình duyệt (peer-review) nghiêm ngặt tương tự các tạp chí học thuật truyền thống dựa trên bản in. Hiện nay truy cập mở đã được áp dụng phổ biến trong xuất bản tất cả các dạng kết quả nghiên cứu bao gồm bài báo trên tạp chí học thuật, bài báo hội nghị, luận văn / luận án, chương sách, các tài liệu chuyên khảo, báo cáo khoa học và các hình ảnh nghiên cứu.

Nhà xuất bản Elsevier có công bố 94 tạp chí khoa học đa lĩnh vực, truy cập mở và hoàn toàn miễn phí xuất bản đối với tác giả. Trong danh sách này chúng ta có thể tìm thấy mốt số tạp chí uy tín và xuất bản các công trình liên quan lĩnh vực Dược học. Sau đây là một số thông tin về các tạp chí này, có thể là gợi ý rất hữu ích đối với các giảng viên, nhà khoa học trong nước nói chung và của Trường Đại học Đông Á nói riêng.

Dưới đây là một số tạp chí mở uy tín liên quan lĩnh vực Y – Dược có thể là gợi ý rất hữu ích đối với các giảng viên, nhà khoa học và sinh viên.

1) Asian Journal of Pharmaceutical Sciences

Shenyang Pharmaceutical University (Hong Kong)

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/asian-journal-of-pharmaceutical-sciences

IF: 9.273 (2021); Q1 (Pharmaceutical Science - Pharmacology)

2) Journal of Food and Drug Analysis 

National Laboratories of Foods and Drugs (Taiwan)

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-food-and-drug-analysis

IF: 6.157 (2021); Q1 (Food Science - Pharmacology)

3) Journal of Pharmaceutical Analysis

Xi'an Jiaotong University (China)

https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-pharmaceutical-analysis

IF: 14.026 (2021); Q1 (Analytical Chemistry; Drug Discovery; Pharmaceutical Science; Pharmacy; Spectroscopy)

4) Journal of Traditional Chinese Medical Sciences

Beijing University of Chinese Medicine (China)

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-traditional-chinese-medical-sciences

SCOPUS (2021); Q3 (Complementary and Alternative Medicine)

5) Acta Pharmaceutica Sinica B

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/acta-pharmaceutica-sinica-b

IF: 14.903 (2021); Q1 Pharmacology, Toxicology and Pharmaceutics (miscellaneous)

6) Biomedical Journal 

Wolters Kluwer Medknow Publications (Taiwan)

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/biomedical-journal

IF: 7.892 (2021); Q1 Medicine (miscellaneous)

7) Journal of Asia-Pacific Biodiversity

Korean Biodiversity Information Facility (Korea)

URL: https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-asia-pacific-biodiversity

SCOPUS và Emerging Sources Citation Index (ESCI); Q3 (Plan Science; Ecology...)

____________________________________________________

Khoa Dược – tổng hợp ngày 14/3/2025