Yixuan và cs.
Drug Deliv, 2022 Dec;29(1):3245-3255.
Ung thư từ lâu đã là một chủ đề nghiên cứu đáng quan tâm. Trong những năm gần đây, đã chứng kiến xu hướng ung thư ngày càng trẻ hóa, gây ra gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội. Mặc dù phẫu thuật can thiệp thường được sử dụng như là giải pháp thường qui, nhưng các tác nhân điều trị vẫn là các trụ cột chính trong điều trị ung thư lâm sàng. Những nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu nano có thể khắc phục những hạn chế của các phương pháp phân phối thuốc kiểu truyền thống như thiếu tính chọn lọc tại vùng đích, kém ổn định trước sự phân hủy và/hoặc khả năng kiểm soát phóng thích thuốc chưa đạt được hiệu quả như mong muốn,...
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về các hệ dẫn thuốc được phát triển dành cho điều trị ung thư. Một trong số đó là hệ phức hợp liposome-gel (LP-Gel), hệ này là sự kết hợp được ưu điểm của cả liposome và hydrogel, nổi lên như một hệ dẫn thuốc linh hoạt trong điều trị ung thư. Các hệ phức hợp LP-Gel đã giúp khắc phục được nhược điểm về độ ổn định kém của liposome truyền thống trước sự thay đổi pH và các lực tương tác ion, đồng thời thể hiện hiệu quả cao hơn trong dẫn truyền các thuốc chứa dược chất thân nước so với gel truyền thống. Chúng có thể được phân loại thành ba nhóm dựa trên cấu trúc tập hợp, có đặc điểm chung là không độc, có khả năng tự phân hủy sinh học trong cơ thể và linh hoạt trong ứng dụng lâm sàng. Các hệ này được phân loại theo khả năng kiểm soát phóng thích, dẫn truyền qua niêm mạc, qua da trong điều trị ung thư.

Hình 1. Các loại lai LP– Gel và tương tác giữa liposome và hydrogel.
(a) Sự kết hợp của liposome vào chất nền hydrogel thông qua liên kết hydro, lực van der Waals, tương tác tĩnh điện, liên kết cộng hóa trị hoặc bẫy lỗ. (b) Sự tạo gel của liposome để tạo ra hydrogel thông qua lực đẩy tĩnh điện giữa các lớp kép. (c) Nhúng hydrogel vào lõi của liposome thông qua lực hút Coulomb, liên kết cộng hóa trị hoặc phospholipid hóa tự phát của gel. (d) Sơ đồ của từng lực.
Sưu tầm và biên dịch: Ts. Phùng Chất